TƯ DUY ĐỘC LẬP – NỀN TẢNG CỦA SỰ TỰ HỌC

“Bạn có não trong đầu. Bạn có chân trong giày. Bạn có thể tự đưa mình về bất cứ hướng nào bạn chọn. Bạn độc lập, bạn biết điều mình biết và bạn là người quyết định mình sẽ đi đâu.”
– Dr Seuss
nhantai_tvn
Điểm khác biệt lớn nhất của giáo dục phương Tây và giáo dục Việt Nam chính là giúp sinh viên phát triển kỹ năng Critical Thinking – Tư Duy Độc Lập.
Trong khi học sinh, sinh viên Việt Nam luôn phải học thuộc lòng và trả bài thì các sinh viên phương Tây nói chung được khuyến khích để suy nghĩ độc lập, phản biện lại giáo viên, sách vở….ngay từ nhỏ. Và mọi hoạt động trong trường Đại học đều xoay quanh để phát triển kỹ năng này cho sinh viên.
Bởi vì kiến thức sẽ bị lạc hậu rất nhanh. Những điều bạn học trong trường hôm nay, có thể đã lạc hậu ở ngoài kia rồi, người ta đã không còn ứng dụng những cái đó nữa.
Cái quan trọng là bạn phải nắm được phương pháp tư duy độc lập để áp dụng trong việc học và cuộc sống của bạn sau này, để không chạy theo người khác, để không bị dư luận và mạng xã hội “định hướng”, vì bạn có suy nghĩ độc lập của riêng mình.
drown-your-own-inner-voice-steve-jobs-picture-quote
Bài báo Giáo dục tư duy độc lập từ ALBERT EINSTEIN
Những điều trân quý đó được truyền cho thế hệ trẻ nhờ quan hệ trực tiếp với người thầy, chứ không phải – hoặc không phải chính yếu – qua sách vở. Đó là cái trước tiên làm nên văn hóa và bảo tồn văn hóa. Tôi luôn nghĩ tới điều đó khi tôi khuyến cáo rằng những “humanities”  là quan trọng chứ không phải kiến thức chuyên ngành khô khan trong lĩnh vực lịch sử và triết học.Anh ta phải được dạy để có một ý thức sống động về cái gì là đẹp và cái gì là thiện. Nếu không, với kiến thức được chuyên môn hóa của mình, anh ta chỉ giống như một con chó được huấn luyện tốt hơn là một con người được phát triển hài hòa. Anh ta cần phải học để hiểu những động cơ của con người, hiểu những ảo tưởng và những nỗi thống khổ của họ để tìm được một thái độ ứng xử đúng đắn với từng con người đồng loại của mình cũng như với cộng đồng.
Quá nhấn mạnh đến hệ thống ganh đua cũng như chuyên ngành hóa quá sớm vì tính hữu dụng trực tiếp sẽ giết chết tinh thần. Trong khi đó, tất cả đời sống văn hóa và rốt cục, cả những tinh hoa của các ngành khoa học chuyên biệt cũng lại phụ thuộc vào tinh thần ấy.
Ngoài ra, một điều nữa cũng thuộc về bản chất của một nền giáo dục có giá trị là lối tư duy phê phán độc lập phải được phát triển ở những người trẻ tuổi – một sự phát triển đang bị đe dọa trầm trọng bởi sự nhồi nhét (hệ thống điểm số). Giáo dục nhồi nhét tất yếu dẫn tới sự nông cạn và vô văn hóa. Cần có cách dạy làm sao để học sinh cảm thấy những điều họ được học là một quà tặng quý giá chứ không phải là một nhiệm vụ ngán ngẩm.

Comments